image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phong trào công nhân và công hội đỏ Nghệ Tĩnh trong những năm 1932- 1935
Cuộc khủng hoảng năm 1929- 1933 đã gây nên những ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế tư bản Pháp. So với năm 1929, năm 1934 chỉ số sản xuất sụt 29%, năm 1935 sụt 32,6%, sản lượng công nghiệp sụt 70%. Tổng thu nhập của ngành nông nghiệp cũng giảm một cách nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng đã làm công nhân bị bóc lột nặng nề hơn, ảnh hưởng đến đời sống của họ.
Cuộc khủng hoảng năm 1929- 1933 đã gây nên những ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế tư bản Pháp. So với năm 1929, năm 1934 chỉ số sản xuất sụt 29%, năm 1935 sụt 32,6%, sản lượng công nghiệp sụt 70%. Tổng thu nhập của ngành nông nghiệp cũng giảm một cách nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng đã làm công nhân bị bóc lột nặng nề hơn, ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Thực dân Pháp tìm mọi cách vừa vơ vét, vừa đàn áp phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm phá hoại phong trào, lừa bịp quần chúng nhân dân.

Chúng tiếp tục dùng chiêu bài đánh thuế ngụ cư, rồi thuế thổ trạch, ngoài ra chúng còn đặt ra hàng chục thứ thuế khác nhằm bù đắp vào những thâm hụt ngân sách do khủng hoảng kinh tế để lại.

Mặc cho đế quốc Pháp và phong kiến chống phá, nhưng với truyền thống yêu nước, với khát vọng độc lập, công nhân và nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu quật cường, các đảng viên vẫn tiếp tục hoạt động.

Đầu tháng 1-1932, khu uỷ Vinh được thành lập lại, đồng chí Nguyễn Nhật Tân (bí danh là Siêu Hải) làm Bí thư. Cuối tháng 2-1933, công hội đỏ nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi đã có thể hoạt động trở lại.

Đầu năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển sáp nhập toàn bộ Nhà máy diêm Bến Thuỷ ra với Nhà máy diêm Hàm Rồng (Thanh Hoá), nhằm làm giảm ý chí và lực lượng đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh.

Những ngày cuối năm 1933 và cả năm 1934- 1935, các cơ sở Đảng và công hội đỏ hầu như bị phá vỡ hoàn toàn. Nhưng trong thời gian này, tại các nhà máy và đồn điền vẫn nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh. Khắp nơi trên toàn tỉnh đã tổ chức rải truyền đơn, nêu cao lòng căm thù, ý chí cách mạng của dân tộc.

Phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh trong những năm 1932- 1935 đã thể hiện rõ tính chất liên tục và rộng rãi. Chính phong trào đó đã trở thành nền tảng vững chắc, là điều kiện cơ bản để phục hồi tổ chức Đảng, tổ chức công hội, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới 1936-1939.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Liên đoàn Lao động
Trụ sở: 71 A Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3844839 - Fax: 0238.3844839 - Email: ldld@nghean.gov.vn

Designed by VNPT