11/10/2021
Phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức công hội đỏ Nghệ Tĩnh trong những năm 1930- 1931
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm...
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm...
Chỉ sau hơn một tháng kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản, ở Nghệ Tĩnh phong trào đấu tranh của công nhân đã phát triển mãnh mẽ, đặc biệt đã giữ vững tính độc lập và ý thức giai cấp trong các cuộc đấu tranh. Những cuộc đấu tranh trên có sự lãnh đạo tổ chức của Đảng và công hội. Thời gian này, số hội viên của công hội ở Nghệ Tĩnh đã lên tới 312 hội viên chiếm 43,5% tổng số hội viên toàn quốc.
Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 ở Bến Thuỷ- Vinh đã nổi lên như một sự kiện điển hình. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, công nhân và nông dân đã liên minh tổ chức cuộc đấu tranh đó.
Công nhân các nhà máy lần lượt đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm, phá hoại công cụ sản xuất... Phong trào của công nhân đã tác động mạnh mẽ và thu hút được lực lượng nông dân vào cuộc.
Một trong những cuộc đấu tranh của nông dân là cuộc biểu tình ngày 12 tháng 9 của 5.000 nông dân huyện Hưng Nguyên và một số nông dân huyện Nam Đàn có công nhân tham gia. Trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp, bằng bạo lực cách mạng với hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp giữa thành thị với nông thôn, giữa công nhân với nông dân, quần chúng cách mạng đã tiến công dồn dập vào chính quyền thực dân, phong kiến, làm rung chuyển bộ máy cai trị từ huyện xuống xã. Sự sụp đổ của chính quyền thực dân phong kiến ở làng xã đồng thời cũng là quá trình xây dựng các Xô- viết ở nông thôn.
Chính quyền Xô- viết được thành lập là kết quả phong trào đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh.
Trước những hành động nham hiểm của kẻ thù, công nhân các nhà máy đã tổ chức bãi công, tiêu biểu là công nhân Vinh- Bến Thuỷ. Cuộc bãi công kéo dài từ 15-9 đến 27-9, công hội đỏ đã ủng hộ bằng lời kêu gọi anh chị em cùng góp sức giúp Nhà máy diêm.
Phong trào cách mạng trong hai năm 1930- 1931 tuy bị thực dân, phong kiến dìm trong biển máu, nhưng thành quả của Xô-viết Nghệ Tĩnh đã xác định: lần đầu tiên trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm một cuộc tổng diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thắng lợi.