image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phong trào công nhân và nghiệp đoàn ái hữu Nghệ Tĩnh những năm 1936- 1939
Tháng 7 năm 1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ 7 đã xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Tại Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp có Đảng Cộng sản và Tổng Liên đoàn Lao động Pháp tham gia đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, mặc dù chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã đưa ra nghị định ở Đông Dương có vẻ là có lợi cho công nhân, nhưng thực tế đồng bạc hạ giá, giá cả thì cao mà lương công nhân thì không thay đổi, đời sống của công nhân vô cùng cực khổ. Trong điều kiện ấy, công nhân Nghệ Tĩnh càng thấy rõ chỉ có đấu tranh mới giành được sự sống, giành được độc lập tự do.

Tháng 7 năm 1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ 7 đã xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Tại Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp có Đảng Cộng sản và Tổng Liên đoàn Lao động Pháp tham gia đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, mặc dù chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã đưa ra nghị định ở Đông Dương có vẻ là có lợi cho công nhân, nhưng thực tế đồng bạc hạ giá, giá cả thì cao mà lương công nhân thì không thay đổi, đời sống của công nhân vô cùng cực khổ. Trong điều kiện ấy, công nhân Nghệ Tĩnh càng thấy rõ chỉ có đấu tranh mới giành được sự sống, giành được độc lập tự do.

Từ năm 1935, tỉnh uỷ Nghệ An dần dần được phục hồi. Tháng 9- 1936, tỉnh uỷ đã mở hội nghị tại Nghi Lộc, kiểm điểm tình hình hoạt động và ra nghị quyết về nhiệm vụ sắp tới.

Năm 1937, diễn ra phong trào Đông Dương Đại hội và qua đó công nhân Nghệ Tĩnh đã phát triển một cách nhanh chóng về tổ chức và lực lượng. Thực hiện chiến lược về tổ chức của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7, đã chuyển dần từ tổ chức Công hội đỏ thành nghiệp đoàn. Tháng 3- 1937, Liên hiệp nghiệp đoàn thợ thuyền Vinh- Bến Thuỷ ra đời. Sau đó, hàng loạt nghiệp đoàn cơ sở ra đời, nghiệp đoàn các giới cũng được thành lập.

Năm 1937, phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh phát triển sâu rộng, có khoảng 30 cuộc đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc biểu tình đón Gô-đa, đây là cuộc đấu tranh công khai của công nhân và các tầng lớp nhân dân yêu nước. Đặc biệt là vào tháng 7, cuộc bãi công kéo dài 39 ngày của công nhân nhà máy Trường Thi, đã để lại một trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh cách mạng của công nhân Nghệ Tĩnh.

Trong các năm 1938- 1939, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn diễn ra rộng rãi. Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ phát triển mạnh mẽ nhằm bồi dưỡng văn hoá, lý luận và nâng cao trình độ hiểu biết cho công nhân Nghệ Tĩnh.

Phong trào đấu tranh trong những năm 1936- 1939 của công nhân Nghệ Tĩnh là sự kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức công khai hợp pháp và bất hợp pháp, nó đã thực sự trở thành một trường học đấu tranh cách mạng. Với trường học này, đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh đã được rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng về ý thức giai cấp, về tổ chức thực hiện những phương pháp đấu tranh mới, chuẩn bị điều kiện bước vào giai đoạn cách mạng 1940-1945 vũ trang tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Liên đoàn Lao động
Trụ sở: 71 A Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3844839 - Fax: 0238.3844839 - Email: ldld@nghean.gov.vn

Designed by VNPT