image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh trước những năm 1930
Ngay từ khi ra đời, công nhân Nghệ Tĩnh cũng như công nhân cả nước đã tiếp xúc ngay với chế độ đế quốc thực dân, vừa sống trong mối quan hệ chủ thợ kiểu tư bản, vừa sống trong mối quan hệ chủ tớ kiểu phong kiến. Với chế độ như vậy, công nhân Nghệ Tĩnh phải làm việc với đồng lương chết đói, tiền công không đủ chi cho các khoản cần phải trả, sự bóc lột hà khắc, mọi thủ đoạn thâm độc và chính sách ngu dân của thực dân Pháp không khuất phục nổi đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh trỗi dậy trong cảnh nước mất nhà tan.

Ngay từ khi ra đời, công nhân Nghệ Tĩnh cũng như công nhân cả nước đã tiếp xúc ngay với chế độ đế quốc thực dân, vừa sống trong mối quan hệ chủ thợ kiểu tư bản, vừa sống trong mối quan hệ chủ tớ kiểu phong kiến. Với chế độ như vậy, công nhân Nghệ Tĩnh phải làm việc với đồng lương chết đói, tiền công không đủ chi cho các khoản cần phải trả, sự bóc lột hà khắc, mọi thủ đoạn thâm độc và chính sách ngu dân của thực dân Pháp không khuất phục nổi đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh trỗi dậy trong cảnh nước mất nhà tan.

Lịch sử Nghệ Tĩnh đã chứng minh, trước khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất này, cuộc đấu tranh của nông dân chống giai cấp phong kiến đã diễn ra gay gắt. Và, khi thực dân Pháp tới, cuộc đấu tranh ấy đã chuyển sang hình thái chống cả "Triều lẫn Tây".

Ngay từ những ngày đầu, đã xuất hiện những hình thức đấu tranh mới đòi nơi ở và việc làm, trốn không đi làm cho chủ. Tháng 5 năm 1923, công nhân Nhà máy diêm đã tổ chức cuộc kêu kiện mà thực chất là cuộc đấu tranh gián tiếp chống lại sự bóc lột hà khắc của chủ, sau đó đã xuất hiện hình thức tấn công của từng người hoặc từng nhóm.

Tháng 2 năm 1924, công nhân Nhà máy diêm Bến Thuỷ đã tổ chức một cuộc đấu tranh có 100 người tham gia, đã ngừng làm việc và kéo lên bao vây phòng giấy của bọn chủ xưởng đòi những yêu sách có lợi cho anh chị em và cuối cùng buộc chủ phải thực hiện các yêu sách đó.

Trong thời gian này đã xảy ra nhiều sự kiện như: vụ ném tạc đạn vào bàn tiệc của Phạm Hồng Thái ở Sa Điện, Phan Bội Châu bị bắt cóc đưa về nước, cụ Phan Chu trinh ở Pháp về Sài Gòn công khai diễn thuyết tuyên truyền đàm trị.

Song, sự kiện lớn quyết định bước ngoặt của giai cấp công nhân Việt Nam cũng như đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh là tháng 6 năm 1926, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã sáng lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đây là tổ chức đầu tiên của Việt Nam theo xu hướng chủ nghĩa Mác- Lênin, Cơ quan ngôn luận là báo Thanh niên, một vũ khí sắc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước, một số thanh niên yêu nước ở Nghệ Tĩnh được tuyển chọn sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện do đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ trì. Số công nhân này sau khi trở về nước hoạt động và thâm nhập vào các khu công nhân Vinh- Bến Thuỷ, thực hiện "vô sản hoá". Với phong trào "vô sản hoá", chủ nghĩa Mác- Lênin đã thâm nhập vào một bộ phận tiên tiến của công nhân Nghệ Tĩnh, đẩy phong trào công nhân Nghệ Tĩnh từ tự phát đến tự giác, hoà nhịp với sự phát triển tất yếu của giai cấp công nhân Việt Nam.

Thông quá các hoạt động của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và Hội Phục Việt, công nông Nghệ Tĩnh đã được giác ngộ từng bước từ chủ nghĩa yêu nước đến ý thức giai cấp và đã hình thành những tổ chức đầu tiên của mình như các Hội Tương tế, ái hữu.

Tháng 6 năm 1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, một tháng sau, ngày 28 tháng 7 năm 1929 Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập.

Tháng 11 năm 1929 đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Kỳ bộ trung Kỳ đã triệu tập hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Vinh- Bến Thuỷ, tổ chức Công đoàn ở Nghệ An chính thức được thành lập. Hội nghị đã thông qua chương trình, điều lệ và bầu ban chấp hành Tổng Công hội. Đồng chí Nguyễn Công Sửu (bí danh Cát Sửu), công nhân nhà máy Trường Thi được bầu làm phụ trách chung.

Đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh ra đời trên quê hương có một truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất. Trải qua các cuộc đấu tranh, công nhân sớm giác ngộ ý thức giai cấp, ý thức dân tộc. Ngay từ khi ra đời, công nhân Nghệ Tĩnh đã bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt mang tính chất kinh tế, sau đó có những dấu hiệu kết hợp kinh tế và chính trị. Sự phát triển dần từng bước đó đã được đánh dấu bằng sự ra đời của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở khu công nghiệp Vinh- Bến Thuỷ và trong việc tổ chức công hội đỏ ở Nghệ Tĩnh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đó là bước phát triển mới quan trọng của phong trào công nhân và tổ chức công hội ở Nghệ Tĩnh chuyển từ hoạt động tự phát đến tự giác.


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Liên đoàn Lao động
Trụ sở: 71 A Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3844839 - Fax: 0238.3844839 - Email: ldld@nghean.gov.vn

Designed by VNPT